Những bài viết phân tích bài thơ Cảnh Ngày Xuân (Truyện Kiều) - Nguyễn Du

  Đề 1 : Viết về cảnh đất trời mùa xuân ở đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều – Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: Từ cặp lục bát thứ nhất sang cặp lục bát thứ hai có sự biến đổi của mạch thơ; riêng cặp lục bát thứ hai đã thể hiện tài tình nghệ thuật "thi trung hữu họa".  

Bài làm 1 : 
 Khi nàng xuân nhẹ lướt trở về, trên trái đất như phủ lên một sức sống rạo rực kỳ diệu; Hương xuân quyện vào thiên nhiên, sông núi đất trời, tình xuân thấm vào tâm hồn mỗi con người với bao niềm hạnh phúc. Cả mùa xuân bừng nở giữa khoảng trời không gian tươi xanh ấy. Một thoáng bâng khuâng, ta chợt nhận ra hình như hương xuân, sắc xuân, tình xuân và cả mùa xuân đang hòa vào ca khúc mùa xuân của đại thi hào Nguyễn Du : Cảnh Ngày Xuân.

  Ngày xuân con én đưa thoi 
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi 
Mở đầu bài là hai câu thơ gợi tả thời gian bất tận, nhịp thơ êm xuôi, đặc biệt ta cảm nhận được cách tính thời gian khá độc đáo, nghệ thuật miêu tả ước lệ bộc lộ rõ đã tái hiện hình ảnh báo hiệu mùa xuân " chim én", " thiều quang" gợi sự ấm áp, dịu dàng, khẳng định mùa xuân đang ở độ đẹp nhất, chín nhất, sung mãn nhất. Những con én rộn ràng chao liệng như nhịp thoi đưa trên bầu trời tháng ba, gợi ra một không gian, thoáng đãng cao rộng gợi lên nhịp trôi chảy của thời gian và nhịp điệu sôi động của mùa xuân vừa ngụ ý thể hiện nỗi niềm bâng khuâng, tiếc nuối cho thời gian trôi nhanh .
Tiếp đó, mạch thơ bỗng dừng lại, mở ra một bức tranh không gian mênh mông, không còn ranh giới giữa trời và đất :
Cỏ non xanh tận chân trời 
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa 
   Đây quả là một bức tranh tuyệt mỹ về cảnh sắc mùa xuân. Tác giả sử dụng biện pháp chấm phá tái hiện bức tranh xuân tươi tắn, sống động gợi liên tưởng về sự sinh sôi nảy nở.Với hai màu xanh trắng hài hòa, tuyệt diệu, tôn lên nhau với thể thơ lục bát mượt mà, Nguyễn Du vẽ nên bức tranh với cỏ non mơn mởn kéo dài đến tận cùng chân trời góc bể, trên đó có cành lê điểm vài bông hoa trắng. Từ '' điểm '' làm bức tranh thêm sống động, có hồn, tác giả dùng từ '' trắng điểm '' thay vì dùng '' điểm trắng'' giúp ta nhận ra tín hiệu của mùa xuân ở vẻ đẹp ẩn chìm mà sống động của tạo vật vốn vô tri vô giác lại hay gợi lên bàn tay họa sĩ – thi sĩ vẽ lên thơ lên họa như bàn tay tạo hóa điểm tô cảnh xuân tươi khiến cho bức tranh càng trở nên sinh động. 
 Ý thơ gợi nhớ văn cổ thi Trung Quốc được Nguyễn Du học tập một cách sáng tạo :
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa   
  Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, nghệ thuật phối sắc tài tình, ông có khả năng rung động tinh tế trước cái đẹp của mùa xuân, giàu chất tạo hình ngôn ngữ biểu cảm, gợi tả thể hiện tâm hồn người tươi vui, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo hồn nhiên, nhạy cảm tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên. Bốn câu thơ lục bát nhẹ nhàng – một không gian thoáng đãng mà ấm áp của mùa xuân, một màu sắc tinh khôi mãi để lại dấu ấn trong lòng độc giả.  
  

Bài làm 2 
Trong thơ xưa, thiên nhiên không chỉ là trung tâm của cái đẹp mà còn là nơi gửi gắm tâm tình của con người. Và trong "Truyện Kiều" bất hủ đại thi hào Nguyễn Du đã dành tới 222 câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên. Trong đó đoạn trích " cảnh ngày xuân" có thể coi là một bức tranh đẹp vào loại bậc nhất của "Truyên Kiều". Chỉ với 18 câu thơ hàm súc, Nguyễn Du đã gieo vào lòng người đọc sức sống tràn trề của mùa xuân. Đồng thời, giúp ta nhận được sự tinh tế trong bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.

(Thân bài tự làm-Mở Bài hay nên tui mới thêm vào thôiiii- à kết bài thì xem ở dưới)

  Tóm lại, bằng cách sử dụng hệ thống từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình, giàu sức gợi tả, đoạn trích " cảnh ngày xuân" xứng đáng là bức tranh đẹp vào loại bậc nhất, tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm " Truyện Kiều". Đồng thời, với cây bút miêu tả thiên nhiên tài tình của Nguyễn Du, cảnh vật hiện lên tươi đẹp, trong sáng và còn nhuộm màu tâm trạng, đây là yếu tố tạo nên thành công của đoạn trích và đưa tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du đến gần với bạn đọc khắp năm châu ở mọi thế kỷ.  
Tác giả : PaPư Tường

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bổn cô nương chảnh chọe

Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa cao quý của những công việc thầm lặng qua văn bản lặng lẽ sapa

Ý nghĩa chuyện Khu Vườn Mùa Hạ- Kazumi Yumoto